Các loại tóc thường gặp và cách chăm sóc chi tiết

các loại tóc

1. Nhận biết được loại tóc của bạn có vai trò gì?

Việc xác định tóc mình thuộc loại nào đem lại rất nhiều lợi ích:

  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp: Mỗi loại tóc sẽ có tính chất riêng, ví dụ như tóc thẳng, tóc xoăn, tóc dày hay tóc mỏng, và các sản phẩm chăm sóc tóc sẽ được thiết kế để phù hợp với từng loại tóc đó.

  • Chăm sóc tóc đúng cách: Nếu không biết loại tóc của mình, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hoặc phương pháp không phù hợp, gây ra tổn thương cho tóc. Nhận biết loại tóc của mình sẽ giúp bạn chọn đúng sản phẩm và phương pháp chăm sóc tóc phù hợp, giúp tóc phát triển khỏe đẹp.

  • Chọn kiểu tóc phù hợp: Mỗi loại tóc sẽ thích hợp với những kiểu tóc khác nhau, và việc chọn kiểu tóc phù hợp với loại tóc của mình sẽ giúp tóc mỗi người trông đẹp và bền hơn.

  • Hiểu được những vấn đề về tóc của mình: Nếu bạn biết loại tóc của mình, bạn có thể nhận ra những vấn đề như tóc khô xơ, gãy rụng, và từ đó tìm phương án giải quyết sớm nhất.

2. Phân biệt các loại tóc theo độ dầu có trên tóc và cách chăm sóc

Tương tự như da, tóc cũng được phân biệt theo độ dầu trên tóc để lựa chọn ra loại sản phẩm chăm sóc tóc hợp lý. [1]

2.1. Tóc thường

Là kiểu tóc không khô cũng không có nhiều dầu, tóc thường được cho là dễ chăm sóc và tạo kiểu nhất. Người sở hữu mái tóc thường có thể gội đầu với tần suất 2-3 lần/tuần với các sản phẩm chăm sóc tóc thông thường, đồng thời kết hợp với một lối sống lành mạnh để có một mái tóc chắc khỏe, óng ả tự nhiên.

2.2. Tóc dầu

Tóc dầu là loại tóc xuất hiện quá nhiều dầu nhờn tự nhiên trên da đầu và mái tóc, dễ dính bết. Để xác định được loại tóc dầu, bạn rẽ và lấy ít tóc, vuốt ngón trỏ và ngón cái hoặc giấy thấm dầu dọc theo sợi tóc. Nếu tóc bạn trơn mượt và có dầu ở trên 2 đầu ngón tay hoặc giấy thì bạn sở hữu mái tóc dầu.

Tóc dầu là “nỗi ám ảnh” của nhiều người bởi chỉ 1-2 ngày sau khi gội đầu hoặc tiếp xúc với nắng nóng, các sợi tóc sẽ dính bết thành từng nhúm làm mất thẩm mỹ và khiến bạn cảm thấy da đầu bẩn. Tóc dầu còn rất dễ gây nhiều gàu.

Tóc dầu thường xảy ra khi tuyến nhờn dưới da đầu hoạt động quá mạnh mẽ, dẫn đến tăng tiết dầu, vì thế quá trình chăm sóc cũng trở nên phức tạp hơn. 

Để chăm sóc tóc dầu, bạn có thể sử dụng các sản phẩm dành riêng cho loại tóc này, giữ cho da đầu luôn sạch sẽ và hạn chế chạm tay lên tóc. Ngoài ra, hạn chế sử dụng máy sấy tóc và sản phẩm chăm sóc tóc có chứa hóa chất để tránh làm tóc dầu thêm nặng. Với tóc dầu, tần suất gội đầu có thể nhiều hơn tóc thường, khoảng 3-4 lần/tuần. Khi gội đầu có thể gội 2 lần kết hợp massage nhẹ nhàng, tránh cào gãi mạnh.

2.3. Tóc khô

Tóc khô cũng là một loại tóc khó chăm sóc trong các loại tóc, với chất tóc thiếu độ sáng, bóng nhất định và thường trông thiếu sức sống. Đặc điểm của tóc khô là trông xơ xác, thiếu sức sống, thậm chí còn hay bị chẻ ngọn, gãy rụng. Để nhận biết, bạn có thể làm tương tự như tóc dầu, nếu như không có dấu hiệu của dầu trên ngón tay và cảm giác tóc khô cứng thì bạn sở hữu mái tóc khô.

Nguyên nhân gây tóc khô là do da đầu không sản xuất đủ lượng dầu để dưỡng ẩm cho tóc hoặc tóc bị mất độ ẩm sau uốn, nhuộm hoặc sấy khô bằng máy sấy, đi nắng nhiều. Để khắc phục tình trạng này, người có mái tóc khô không nên gội đầu thường xuyên (tần suất khoảng 2 lần/tuần), hạn chế tác dụng nhiệt lên tóc, đồng thời kết hợp ủ tóc và massage da đầu với tinh dầu trước khi gội hoặc làm tóc. 

tóc khô

Mái tóc khô do hư tổn khi làm tóc nhiều trông xơ rối và thiếu sức sống

2.4. Tóc hỗn hợp

Tóc hỗn hợp thường là sự kết hợp giữa tóc dầu và tóc khô, khiến chân tóc sau khi gội xong từ 5-6 tiếng sẽ bị tiết dầu, trong khi đó đuôi tóc lại bị khô xơ. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do dầu tóc tiết ra nhiều khi dùng quá nhiều dầu xả hay các sản phẩm tạo kiểu, hoặc cũng có thể do độ ẩm không khí, bụi bẩn từ ô nhiễm môi trường.Người sở hữu loại tóc hỗn hợp thường rất khó khăn trong việc chăm sóc tóc. Lời khuyên cho mái tóc hỗn hợp là hạn chế chạm vuốt, sử dụng máy sấy, tác động nhiệt tạo kiểu. Nên ủ tóc, gội xả bằng các sản phẩm lành tính, thành phần từ thiên nhiên, bổ sung các dưỡng chất từ bên trong cho tóc chắc khỏe, bóng mượt. 

3. Cách phân biệt kiểu tóc theo hình dạng sợi tóc

Bên cạnh sự khác biệt về loại tóc, mái tóc mỗi người còn khác nhau về hình dạng sợi tóc. Nhìn chung, có bốn hình dạng sợi tóc cơ bản: thẳng, gợn sóng, xoăn và gấp khúc [2]. Mỗi loại có những cách phân loại khác nhau, cụ thể: 

Kiểu tóc

Hình dạng

Minh họa

Thẳng

  • 1a: Rất thẳng, kết cấu mịn hoặc mỏng

  • 1b: Thẳng với một số chỗ uốn cong

  • 1c: Thẳng với kết cấu thô hơn

tóc thẳng

Gợn sóng

  • 2a: Lượn sóng và mịn

  • 2b: Lượn sóng có hình chữ S rõ hơn 1 chút

  • 2c:  lượn sóng có hình chữ S rõ

tóc gợn sóng

Xoăn

  • 3a: Xoăn xõa

  • 3b: Xoăn chặt và bồng bềnh

  • 3c: Tạo hình chữ S hoặc Z có thể uốn thành nếp khi duỗi

tóc xoăn

Coily/Kinky

  • 4a: Cuộn lòng

  • 4b: Cuộn zig-zag

  • 4c: Cuộn chặt

tóc coily

4. Cách chăm sóc cho từng loại tóc để tránh hư tổn và gãy rụng

Mỗi loại tóc sẽ có cách chăm sóc riêng. Sau khi xác định được loại tóc của mình, bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn những sản phẩm và phương pháp chăm sóc tóc phù hợp để có mái tóc chắc khỏe tự tin tạo kiểu.

Xem thêm:  3 Chất dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của tóc bạn cần biết

4.1. Cách chăm sóc chung cho tất cả loại tóc

Cũng như những bộ phận khác trong cơ thể, tóc cũng cần được “nâng niu” chăm sóc cẩn thận. Dưới đây là một số cách giúp bạn giữ cho mái tóc chắc khỏe tự nhiên:

Da đầu sạch thì tóc mới khỏe là một ý kiến không sai nhưng không vì thế mà gội đầu mỗi ngày. Gội đầu quá nhiều sẽ làm tóc càng thêm hư tổn, khô xơ bởi lượng dầu cần thiết cho tóc bị cuốn trôi. Để giữ một mái tóc sạch và mạnh khỏe, chỉ nên gội đầu 2-3 lần/1 tuần. Cùng với đó là hạn chế xoa dầu gội trực tiếp lên tóc và dùng móng tay cào gãi mạnh. Thay vào đó, bạn nên hòa loãng dầu gội với nước để gội, sau đó massage nhẹ nhàng rồi xả lại với nước ấm hoặc mát. 

Trong khi dầu gội có tác dụng làm sạch mồ hôi, tế bào da chết, bụi bẩn, dầu nhờn thì dầu xả giúp điều hòa độ ẩm, làm cho tóc mềm mại hơn và phục hồi lớp biểu bì (cutin), bảo vệ tóc khỏi hư hại. Bất cứ ai gội đầu cũng nên sử dụng dầu xả, đặc biệt là tóc khô, tóc thường xuyên tạo kiểu bằng dụng cụ nóng, uốn, hoặc nhuộm màu.

Lời khuyên khi sử dụng dầu xả là xoa dầu từ ngọn tóc tới chân tóc cách da đầu 2-3 cm, massage nhẹ nhàng 1-2 phút và xả sạch với nước. 

Các loại tóc đều có kết cấu riêng, vậy nên mỗi loại sẽ phù hợp với một loại dầu xả nhất định. Ví dụ như tóc nhuộm, tạo kiểu nhiều, tóc hỗn hợp, tóc khô sẽ cần những loại dầu xả chuyên dụng để tăng độ ẩm bảo vệ tóc.

Sấy tóc là phương pháp giúp tóc khô nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, sấy tóc sai cách hoặc sấy tóc ngay sau khi gội sẽ khiến mái tóc bị khô xơ, hư tổn và dễ gãy rụng hơn. Thay vì vậy, sau khi gội đầu, bạn nên dùng khăn khô lau tóc cho thấm bớt nước và để tóc khô tự nhiên.

Khi gội đầu xong, nhiều người có thói quen dùng lược gỡ rối cho mái tóc của mình. Cách làm này khiến tóc rễ rụng nhiều hơn vì khi ướt, tóc trở nên yếu và dễ bị đứt gãy hơn. Do đó, thay vì chải tóc sau khi gội, bạn có thể lau khô tóc bằng khăn lông, kết hợp chải tóc nhẹ nhàng bằng ngón tay để bảo vệ sợi tóc.

Những chiếc gối cotton có thể hút mất độ ẩm của mái tóc, khiến tóc bị xỉn màu và thiếu sức sống. Riêng chất liệu satin sẽ không hút độ ẩm của tóc nên mái tóc sẽ giữ được độ mềm mượt và sáng bóng, khỏe mạnh. Satin có ưu điểm là thoáng khí, mát mẻ và mịn màng, giúp giảm ma sát bề mặt, hạn chế xơ rối, hư tổn hoặc rụng tóc. 

gối satin

Gối ngủ chất liệu satin giúp giảm ma sát, hút ẩm làm hạn chế xơ rối, hư tổn, rụng tóc

Tóc dài, khỏe và bóng mượt là ước mơ của nhiều người nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Để giữ cho da đầu của bạn khỏe mạnh, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Theo bác sĩ da liễu Sharleen St. Surin-Lord, cơ thể chúng ta đòi hỏi một chế độ ăn với thực phẩm nhiều chất xơ, chất chống oxy hoá, và protein để tóc phát triển tối ưu. Những thực phẩm có hàm lượng vitamin C, E, D, biotin và kẽm đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tóc.

Có thể bạn chưa biết, chúng ta chỉ có thể nuôi dưỡng tóc qua nang tóc – phần “sống” của tóc – vì thân tóc, là phần “chết” không hấp thụ bất cứ thứ gì. Các loại sản phẩm chăm sóc tóc từ bên ngoài chỉ đơn giản là giúp làm sạch và mềm mượt tóc. Hiểu được cấu tạo của sợi tóc sẽ giúp chúng ta cung cấp đúng dưỡng chất cho tóc, đồng nghĩa mái tóc sẽ nuôi dưỡng một cách khoa học và hiệu quả từ gốc.

Trong cấu tạo của tóc, tế bào mầm tóc được xem là “cội nguồn” quyết định sự sống của mỗi sợi tóc như tóc mọc khỏe hay yếu, bóng mượt hay khô xơ và có dễ gãy rụng hay không…. Vậy nên để chăm sóc tóc hiệu quả, chúng ta cần bổ sung dưỡng chất chuyên biệt để nuôi dưỡng tế bào mầm tóc cải thiện mái tóc từ gốc đến ngọn. 

Sau thời gian dài nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra tính chất Cynatine® có tác dụng đặc biệt với mái tóc. Là một dạng Keratin thủy phân dễ hấp thu, Cynatine® bổ sung thành phần chính cho tóc (70% tóc là keratin) giúp thúc đẩy tế bào mầm tóc tăng trưởng giúp tóc mọc nhanh, chắc khỏe, bóng mượt hơn. 

Xem thêm:  Công thức “thần thánh” kích mọc tóc nhanh chóng nhờ vào hạt lanh

Hiện nay trên thị trường Việt Nam đã có sản phẩm Goldwell Việt Nam chứa Cynatine® kết hợp với nhiều dưỡng chất quý khác, tạo ra bộ đôi công thức chuyên biệt cho nam và nữ, giúp bạn nuôi dưỡng tóc an toàn, hiệu quả: 

  • Goldwell Việt Nam for Men (dành cho nam) với công thức CLI-α (kết hợp giữa Cynatine® và Saw Palmetto, Eurycoma Longifolia…) giúp điều hòa thần kinh nội tiết nam, bảo vệ và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển, phòng ngừa các tác nhân có hại gây rụng tóc, hói đầu, kích thích tóc mọc nhanh chắc khỏe, bóng mượt và duy trì ổn định độ ẩm da đầu.

  • Goldwell Việt Nam For Women (dành cho nữ) với công thức CLI-β (kết hợp giữa Cynatine® và Black Cohosh, Horsetail…) giúp cân bằng thần kinh nội tiết nữ, thúc đẩy tế bào mầm tóc, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho tế bào mầm tóc phát triển từ đó giảm tóc rụng, đẩy nhanh quá trình mọc tóc, mang lại cho chị em mái tóc chắc khỏe, dày mượt, óng ả, tự tin tạo kiểu. 

qik hair

Goldwell Việt Nam chứa Cynatine® và nhiều dưỡng chất quý khác giúp chăm sóc tóc an toàn, hiệu quả từ gốc

4.2. Cách chăm sóc tóc thẳng

Trong các loại tóc, ưu điểm nổi bật của tóc thẳng là nó dễ chải và thường trông bóng mượt và khỏe mạnh. Tuy nhiên, tóc thẳng thường có xu hướng nhờn nhiều hơn, vì vậy cần tránh gội đầu quá thường xuyên khiến tóc tăng tiết dầu. Trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm chăm sóc tóc nào, người sở hữu mái tóc dài thẳng cần nghiên cứu kỹ, tránh những sản phẩm như: Sản phẩm chuyên dụng cho tóc khô, sản phẩm chứa dầu (dầu oliu, dầu dừa, dầu Jojoba), các sản phẩm tạo kiểu.

Đối với mái tóc thẳng, nên gội đầu bằng dầu gội lành tính kết hợp massage nhẹ nhàng, lau khô bằng khăn, hạn chế chải tóc khi còn ướt…

4.3. Cách chăm sóc tóc gợn sóng

Tóc gợn sóng là loại tóc có nếp gợn tự nhiên và không đồng đều trên bề mặt tóc, tạo thành các đường sóng nhẹ. Thông thường, tóc gợn sóng thường có độ xoăn trung bình, giữa tóc thẳng và tóc xoăn. Với cấu trúc tóc phong phú, loại tóc này dễ dàng tạo kiểu và có thể tạo thành nhiều kiểu tóc khác nhau, từ tóc buộc đuôi ngựa đến tóc xoăn.

Tóc gợn sóng ít khô nhưng có xu hướng phát triển nhiều dầu trên da đầu. Vì vậy, bạn nên chú ý gội đầu thường xuyên, khoảng 3-4 lần một tuần bằng những sản phẩm dịu nhẹ. Bạn có thể cân nhắc tới dầu gội khô, gel, xịt dưỡng tóc để giữ nếp tóc. Hạn chế sử dụng nhiệt làm tăng hư tổn, thay vào đó sử dụng khăn khô để lau tóc và quấn tóc bằng 1 chiếc khăn sạch khi đi ngủ. 

4.4. Cách chăm sóc tóc xoăn

Là một kiểu tóc được đánh giá giúp tạo ra vẻ ngoài lộng lẫy, sang trọng, tóc xoăn có thể làm tôn lên các đặc điểm nổi bật của khuôn mặt. Tuy nhiên, đây là loại tóc khá khó chăm sóc bởi những lọn tóc xoăn bồng bềnh, dễ bị rối và khô xơ. Sau đây là một vài cách để mái tóc xoăn trở nên chắc khỏe hơn: 

  • Sử dụng sản phẩm dành riêng cho tóc xoăn, như những sản phẩm có chứa keratin, tinh dầu tự nhiên như jojoba, argan,… để phục hồi và làm chắc khỏe tóc

  • Tránh gội đầu hàng ngày làm mất đi lượng dầu tự nhiên của tóc (khuyến nghị gội cách ngày)

  • Tránh làm rối tóc, khi gội nên xoa nhẹ nhàng theo chiều từ trên xuống

  • Sử dụng vải mềm để làm khô tóc 

  • Tránh sử dụng lược chải tóc quá dày gây rối và rụng tóc

  • Hạn chế tiếp xúc nhiệt và hóa chất như sấy và tạo kiểu

4.5. Cách chăm sóc tóc coily/kinky

Mái tóc xoăn coily là kiểu tóc có độ phồng, dày, đầy đặn và tạo hiệu ứng thị giác chuyển động nhưng dễ bị khô xơ, tổn thương và cần chú ý khi chăm sóc. Để giữ cho mái tóc coily tự nhiên khỏe mạnh và sáng bóng, bạn có thể bổ sung chất dưỡng ẩm và một số loại dầu tự nhiên. Khi chải nên chia tóc thành nhiều phần nhỏ và chải bằng tay để hạn chế rối, đồng thời có thể sử dụng gel để giảm độ rối.

4.6. Cách chăm sóc tóc thưa mỏng

Tóc thưa mỏng là tình trạng tóc rụng nhiều hoặc mọc chậm hơn bình thường, khiến tóc ít và thưa. Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như stress, nội tiết tố, tạo kiểu nhiều…. Để cải thiện tình trạng tóc này, có thể áp dụng những cách chăm sóc như:

  • Massage da đầu thường xuyên để kích thích mọc tóc

  • Sử dụng tinh dầu để làm ẩm và mượt tóc

  • Gội đầu bằng nước mát, hạn chế sử dụng máy sấy

  • Bổ sung dưỡng chất cho tóc từ bên trong bằng những thực phẩm giàu protein, sắt, kẽm, vitamin b12….

Tham khảo: cách trị tóc thưa mỏng

tóc thưa mỏng

Để chăm sóc tóc thưa mỏng cần bổ sung thêm dưỡng chất để kích thích mọc tóc

4.7. Cách chăm sóc tóc dày

Trong các loại tóc, mái tóc dày là mục tiêu của rất nhiều người, nhưng ai sở hữu mái tóc dày lại thường hay đau đầu vì cách chăm sóc nó. Tóc dày thường có xu hướng dễ khô, dễ gây ngứa và gàu. Lời khuyên cho mái tóc này là sử dụng các sản phẩm giữ ẩm tốt và lược chuyên dụng cho tóc dày (lược thưa) để tránh hư tổn cho tóc và da đầu.

Xem thêm:  5 Lợi ích tuyệt vời từ các loại thuốc nhuộm tóc thảo dược tự nhiên

5. Độ xốp của tóc ảnh hưởng thế nào đến mái tóc của bạn

Độ xốp của tóc là khả năng hấp thụ và giữ độ ẩm của tóc, được chia làm 3 loại: Thấp, bình thường, cao.

Cấu trúc của mỗi sợi tóc bao gồm ba lớp: Lớp biểu bì, lõi và tủy. Lớp biểu bì giống như lớp bảo vệ ngoài cùng để bảo vệ mái tóc, nó có nhiều lớp xếp chồng lên nhau. Mức độ đóng mở của các lớp này tạo nên độ xốp của tóc. Thông thường, độ xốp của tóc được quyết định bởi di truyền, tuy nhiên nó cũng có thể bị tác động bởi các yếu tố khách quan như nhiệt độ, ánh sáng mặt trời, quá trình tạo kiểu (xử lý hóa chất, uốn, nhuộm, …), mất cân bằng pH, clo trong nước hồ bơi…. Những yếu tố này làm suy yếu các tế bào lớp biểu bì tóc, dẫn đến gia tăng độ xốp.

5.1. Cách kiểm tra độ xốp của tóc

  • Kiểm tra bằng nước: Lấy một vài lọn tóc sạch, thả những sợi này vào bát hoặc cốc nước ở nhiệt độ phòng và để yên trong vài phút.

Sau một thời gian, hãy kiểm tra xem tóc của bạn chìm hay nổi. Nếu nó nổi bồng bềnh, tóc của bạn có độ xốp thấp và nếu nó chìm xuống đáy vật chứa thì tóc của bạn có độ xốp cao. Nếu sợi tóc lơ lửng ở giữa, bạn sở hữu mái tóc có độ xốp trung bình.

  • Kiểm tra bằng cảm giác ngón tay: Lấy một sợi tóc và dùng 2 ngón tay miết sợi tóc ngược từ đuôi tóc về phía da đầu.

Kết quả: Nếu bạn cảm thấy nó mịn, trượt trên làn da tay êm trơn thì tóc của bạn có độ xốp thấp. Nếu bạn cảm thấy sần thì biểu bì tóc đang mở và tóc bạn có độ xốp cao.

5.2. Cách chăm tóc các loại tóc xốp

Ở tóc có độ xốp thấp, lớp biểu bì được đóng chặt và chống lại sự xâm nhập của hơi ẩm, ngăn không cho độ ẩm thoát ra khỏi tóc trong một thời gian dài. Chất tóc này khó hấp thụ độ ẩm hơn nhưng nó hấp thụ chậm, giúp bảo vệ tóc khỏi bị mất độ ẩm. Chất tóc này không hấp thụ dầu và các phương pháp điều trị tóc một cách dễ dàng, dẫn đến tích tụ sản phẩm dư thừa trên da đầu.

Loại tóc này nên sử dụng các sản phẩm có thể thâm nhập hoặc mở các lớp biểu bì dày như protein free, dầu xả có thành phần dưỡng ẩm chứa glycerin hoặc mật ong. Ngoài ra, tóc có độ xốp thấp có lớp biểu bì chắc chắn nên cần chọn các sản phẩm dưỡng ẩm giàu chất làm mềm như shea butter, dầu jojoba, dầu dừa, dầu khoáng (mineral oil) hoặc các sản phẩm kết cấu nhẹ, dạng lỏng như sữa sẽ không bị bám trên tóc gây bết dầu. 

Là một loại tóc lý tưởng trong các loại tóc, tóc xốp trung bình thường tốn ít công chăm sóc hơn.

Các lớp biểu bì được đặt cách nhau không quá gần, cũng không quá xa để cho phép lượng vừa đủ hơi ẩm đi vào và thoát ra khỏi tóc. Loại tóc này thường giữ nếp tốt nhưng nếu sử dụng quá nhiều hóa chất hoặc tác động tạo kiểu có thể làm tóc hư tổn và xốp hơn. Thỉnh thoảng, dùng dưỡng tóc có chứa protein sẽ giúp chăm sóc tốt hơn tóc có độ xốp trung bình.

Tóc xốp cao có nhiều khe hở và lỗ thủng lớp biểu bì dẫn đến hấp thụ độ ẩm nhanh chóng gây xù và rối khi thời tiết ẩm. Điều này dẫn tới việc chăm sóc có thể rất khó khăn, dễ bị rối, hư tổn và đứt gãy. Với loại tóc này cần chăm sóc bằng các phương pháp như:

  • Sử dụng các sản phẩm chống hút ẩm (anti- humectant): Nên sử dụng các sản phẩm này khi thời tiết nóng và có độ ẩm cao. Điều này sẽ giúp khóa lớp biểu bì bị tổn thương và ngăn chúng hút ẩm từ môi trường.

  • Sử dụng dầu xả, kem dưỡng ẩm và các sản phẩm khóa ẩm: Những sản phẩm này sẽ giúp bạn giữ lại độ ẩm đã mất. Sau đó, bạn có thể thoa một lớp bơ dưỡng tóc dày để lấp đầy các lỗ hổng trên lớp biểu bì bị hư tổn, đồng thời bảo vệ tóc không bị mất đi độ ẩm cần thiết.

  • Sản phẩm có chứa thành phần keratin: Keratin giúp tái tạo lại cấu trúc đã và đang bị hư tổn của sợi tóc.

  • Massage tóc và da đầu với các loại dầu tự nhiên: Tác động nhẹ nhàng tóc của bạn với dầu argan, dầu jojoba, dầu olive, dầu bơ hoặc dầu dừa được đã được làm nóng một cách thường xuyên giúp nuôi dưỡng, kích thích mọc tóc và giữ ẩm cho tóc.

  • Đắp “mặt nạ” cho tóc: Ủ tóc với dầu hấp hoặc các nguyên liệu tự nhiên tốt cho tóc (chuối, bơ, cà phê…) giúp cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho tóc chắc khỏe, giảm độ xốp.

box qik

Mỗi loại tóc đều có những đặc điểm và cách chăm sóc riêng biệt. Hi vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn phân biệt các loại tóc một cách dễ dàng, từ đó tìm ra phương pháp nuôi dưỡng mái tóc chắc – khỏe – đẹp ưng ý.

Na Na

Na Na

Na Na là một nhà tạo mẫu tóc đẹp dành cho Nam và Nữ, chuyên tư vấn cách chăm sóc tóc đẹp và cách sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc tốt nhất hiện nay.

GOLDWELL VIỆT NAM
Logo