8 cách chăm sóc tóc dầu tại nhà giúp giảm bết và rụng hiệu quả

cách chăm sóc tóc dầu

1. Tóc dầu là gì?

Tóc dầu là kết quả của việc tuyến bã nhờn trên da đầu hoạt động quá mức, tiết ra quá nhiều dầu dẫn đến tình trạng tóc bị bóng nhờn, nhanh bết dính, dễ bám bụi bẩn, sinh ra gàu và tạo cảm giác không thoải mái. Ngoài ra, tóc bết dầu cũng thường xuất hiện cùng với các vấn đề khác như gãy rụng, viêm da đầu, tạo cảm giác nặng nề và thiếu độ bồng bềnh.

Để cải thiện tình trạng tóc dầu, nhanh bết bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây tình trạng tóc đổ dầu, từ đó kiểm soát dầu nhờn, ngăn ngừa rụng tóc và tăng mọc tóc chắc khỏe, óng mượt từ gốc. 

1.1. Nguyên nhân gây ra tóc dầu

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tóc bết dầu:

  • Gội đầu quá nhiều: Gội đầu quá thường xuyên sẽ lấy đi lớp dầu tự nhiên của tóc. Để bù đắp cho sự thiếu hụt, da đầu của bạn sẽ tăng tốc sản xuất nhiều dầu hơn mức cần thiết.

  • Thay đổi nội tiết tố: Lượng dầu được sản xuất bởi tuyến bã nhờn phụ thuộc vào hormone. Do đó, khi nội tiết tố thay đổi do căng thẳng cảm xúc, thiếu ngủ, giai đoạn dậy thì, đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh và mãn kinh sẽ khiến tuyến bã nhờn tăng tiết dầu.

  • Yếu tố di truyền: Nếu bạn sinh ra trong gia đình có người thân sở hữu mái tóc dầu thì khả năng cao bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng này.

  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không cân đối, tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm chứa đường, chất béo, thức ăn nhanh, đồ uống có cồn có thể làm tăng dầu tự nhiên trên da đầu.

  • Chăm sóc tóc không đúng cách: Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp với da đầu, thường xuyên chải tóc và vuốt tóc, gội đầu bằng nước nóng,… cũng có thể gây ra tình trạng tóc nhiều dầu.

  • Yếu tố môi trường: Sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại là một trong các yếu tố gây ra tăng tiết dầu trên da đầu.

sản phẩm chăm sóc tóc

Các sản phẩm chăm sóc tóc có thể chứa hóa chất gây ra tăng tiết dầu trên da đầu

1.2.  Những bất lợi của tóc dầu

Dầu được tiết ra để nuôi dưỡng tóc, giúp tóc khỏe mạnh và bảo vệ da đầu. Tuy nhiên, khi lượng dầu tiết ra quá nhiều, dẫn đến dư thừa sẽ gây tác dụng ngược, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của da đầu và mái tóc.

  • Bít tắc chân tóc gây khó khăn cho việc mọc tóc và dẫn đến rụng tóc.

  • Gây nhiễm trùng da đầu nếu không giữ vệ sinh sạch.

  • Dẫn đến mặc cảm, stress vì tóc cứ bết dính mất thẩm mỹ.

Đối với những người có tóc nhiều dầu, việc chăm sóc tóc dầu đúng cách và sử dụng sản phẩm phù hợp là yếu tố quan trọng để giảm bớt các bất lợi trên và duy trì sự cân bằng lượng dầu cho tóc và da đầu.

2. Cách chăm sóc tóc dầu hiệu quả có thể áp dụng ngay

Tóc dầu không chỉ gây khó chịu, mất mất thẩm mỹ mà còn có thể dẫn đến tình tình trạng gãy, rụng tóc. Để ngăn ngừa tóc dầu, bạn có thể tham khảo các cách chăm sóc tóc dầu hiệu quả sau đây.

2.1. Lựa chọn đúng sản phẩm chăm sóc tóc dầu

Khi sở hữu mái tóc dầu, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc có dán nhãn “tăng cường độ bóng” hoặc “chống xoăn cứng”. Những công thức này thường chứa dầu hoặc các loại silicon (dimethicone, cyclomethicone, amodimethicone) có thể làm nặng mái tóc và khiến chúng trông bóng nhờn hơn.

Thay vào đó, bạn có thể tham khảo các loại sản phẩm có thành phần chiết xuất từ thảo mộc không gây kích ứng cho da đầu. Nên ưu tiên các sản phẩm chăm sóc tóc có độ pH cân bằng (từ 4,5 đến 5,5) giúp duy trì môi trường lành mạnh trên da đầu, giảm nguy cơ kích ứng và viêm nhiễm.

2.2. Chăm sóc cho da đầu đúng cách

  • Gội đầu với tần suất phù hợp: Tần suất gội đầu hợp lý cho hầu hết các loại tóc và da đầu là khoảng 2 – 3 ngày/tuần để loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn tích tụ trên da đầu. Trường hợp da đầu tiết nhiều dầu nhờn, bạn có thể gội cách ngày.

  • Tránh gãi mạnh và chà xát da đầu bằng móng tay: Khi gội đầu, hãy sử dụng các đầu ngón tay bóp nhẹ tóc và massage da đầu nhẹ nhàng. Tránh dùng móng gãi và chà xát mạnh da đầu, gây xước và làm tổn thương da đầu, kích thích tuyến dầu sản xuất nhiều dầu hơn.

  • Chăm sóc da đầu sau khi gội: Sau khi gội đầu, hãy xả sạch tóc và da đầu, tránh để sót dầu gội và dầu xả trên da đầu, gây bã nhờn và kích ứng.

  • Sử dụng tinh dầu hoặc serum dưỡng da đầu: Để chăm sóc tóc dầu, bạn có thể sử dụng tinh dầu hoặc serum dưỡng da đầu sau gội. Áp dụng một lượng nhỏ lên da đầu và massage nhẹ nhàng để tăng cường độ ẩm và nuôi dưỡng da đầu.

sử dụng serum dưỡng tóc

Nên sử dụng tinh dầu hoặc serum sau khi gội gội đầu để tăng cường độ ẩm và nuôi dưỡng da đầu

2.3. Hạn chế tối đa sử dụng nhiệt lên tóc

Hạn chế sử dụng nhiệt lên tóc là một trong những cách hữu hiệu để giảm dầu trên da đầu. Tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể kích thích tuyến dầu sản xuất nhiều dầu hơn, làm tăng độ nhờn của tóc. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng máy sấy tóc, máy uốn tóc hoặc máy làm tóc. Và thay bằng những phương pháp tạo kiểu không nhiệt, để tóc khô tự nhiên sau khi gội, giúp giảm tình trạng tóc dầu và giữ cho tóc khỏe mạnh hơn.

Xem thêm:  18 cách chăm sóc tóc nhuộm giúp dưỡng bền màu, giảm khô xơ và gãy rụng

2.4. Không nên cột tóc sát da đầu hay dùng băng đô

Khi tóc bị cột quá chặt hoặc bị nén quá mức bởi băng đô có thể làm tăng sản xuất dầu trên da đầu. Vì vậy, nên tránh cột tóc quá chặt và sát da đầu, sử dụng các loại băng đô được may bằng chất liệu vải bông mềm để tránh tạo áp lực lên tóc và da đầu. Song song với đó, hãy thường xuyên tháo băng đô, thả tóc tự nhiên khi ngủ để tóc được nghỉ ngơi.

2.5. Chế độ dinh dưỡng cho tóc dầu

Chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp cân bằng tuyến dầu và hạn chế tình trạng tóc dầu. Người có mái tóc dầu nên uống đủ nước và cung cấp đủ protein, omega-3; vitamin và khoáng chất có lợi cho da và tóc như: vitamin E, vitamin A, vitamin B5, kẽm và selen. Thêm vào đó, bạn cũng nên hạn chế chất béo không lành mạnh, đường và thức ăn có chỉ số glycemic cao.

2.6. Hạn chế vuốt tóc

Thói quen vuốt tóc có thể kích thích các nang tóc, khiến chúng tiết ra nhiều dầu hơn. Ngoài ra, khi bạn vuốt tóc dầu  tự nhiên từ da tay có thể chuyển sang tóc và làm tăng sự nhờn rít. Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa chạm tay lên tóc khi có mái tóc dầu.

hạn chế vuốt tóc

Vuốt tóc, chải đầu quá nhiều có thể khiến tóc bị đổ dầu quá mức 

Nếu đã áp dụng các cách chăm sóc tóc dầu trên mà tóc bạn vẫn không cải thiện, thậm chí chuyển biến xấu gây rụng tóc và các bệnh về da đầu, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để thăm khám, xác định nguyên nhân và có hướng cải thiện phù hợp.

► Xem thêm 24 tips chăm sóc tóc đúng cách.

3. Cách trị tóc dầu tại nhà từ nguyên liệu thiên nhiên 

Một số nguyên liệu tự nhiên có thể giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tóc dầu, bạn có thể tham khảo, áp dụng tại nhà.

3.1. Sử dụng chanh hoặc giấm táo để làm sạch tóc

Chanh và giấm táo có chứa nhiều acid tự nhiên có thể giúp làm sạch và cân bằng pH trên da đầu. Bạn có thể sử dụng chanh hoặc giấm táo để chăm sóc tóc dầu như sau:

Nguyên liệu

Cách thực hiện

  • 1 tách (ly/chén) nước ấm.

  • Nửa quả chanh hoặc nửa tách giấm táo.

  • Pha loãng nước cốt chanh hoặc giấm táo với nước ấm.

  • Sau khi gội đầu, lắc đều và đổ hỗn hợp đã pha trên lên tóc, massage nhẹ nhàng trong vài phút.

  • Ủ tóc trong khoảng 5-10 phút.

  • Gội đầu lại bằng nước ấm.

  • Để tránh gây khô tóc, nên thực hiện khoảng 2 lần/tháng để cải thiện tóc dầu.

chăm sóc tóc dầu bằng giấm táo

Giấm táo có tính acid tự nhiên giúp làm sạch và cân bằng pH trên da đầu

Lưu ý: Cả chanh và giấm táo có tính acid, nên khi sử dụng, hãy kiểm tra phản ứng của da đầu và tóc. Nếu thấy da đầu bị kích ứng hoặc tóc bị khô, hãy dừng việc sử dụng và thử một phương pháp khác.

3.2. Sử dụng đậu lăng và vỏ cam để thay thế dầu xả

Đậu lăng và vỏ cam có thể được sử dụng như một phương pháp tự nhiên bổ sung dưỡng chất thay thế cho dầu xả trong việc điều trị tóc dầu. Bởi vì, bột đậu lăng có khả năng hấp thụ một phần dầu tự nhiên trên da đầu và tóc, làm sạch tóc và giảm tình trạng tóc dầu. Trong khi đó, nước từ vỏ cam có tính chất làm dịu da đầu và có thể giúp giảm sự nhờn trên tóc. Ngoài ra, vỏ cam cũng chứa nhiều dưỡng chất và vitamin có lợi cho tóc.

Nguyên liệu

Cách thực hiện

  • Một ít đậu lăng đã ngâm qua đêm.

  • Một số vỏ cam tươi đã ngâm trong nước ấm.

  • Sau khi đậu lăng đã ngâm mềm, xay nhuyễn để tạo thành một dạng bột mịn.

  • Lấy vỏ cam đã ngâm và lọc nước từ vỏ cam bằng cách vắt nhẹ hoặc nấu nấu vỏ cam với nước cho đến khi nước sôi trong vòng 10 phút.

  • Trộn đậu lăng đã xay nhuyễn với nước từ vỏ cam đã lọc thành một hỗn hợp mịn.

  • Sau khi gội sạch đầu, lấy một lượng vừa đủ hỗn hợp đậu lăng và vỏ cam và thoa đều lên tóc.

  • Massage nhẹ nhàng để hỗn hợp thấm vào tóc và da đầu

  • Để hỗn hợp đậu lăng và vỏ cam lưu trên tóc khoảng 5 – 10 phút, sau đó rửa sạch tóc bằng nước ấm.

  • Thực hiện cách chăm sóc tóc dầu bằng đậu lăng và vỏ cam 1-2 lần/tuần để thấy được hiệu quả.

chăm sóc tóc dầu bằng đậu lăng

Đậu lăng và vỏ cam có khả năng giảm sự nhờn trên tóc và làm dịu da đầu

Lưu ý: Đậu lăng và vỏ cam có tính chất khác biệt so với dầu xả thông thường. Chúng không cung cấp độ ẩm và dưỡng chất sâu bên trong tóc như dầu xả. Tuy nhiên, chúng có thể giúp làm sạch dầu trên tóc và làm dịu da đầu. Hãy thử và điều chỉnh tỷ lệ sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất cho tóc của bạn.

3.3. Ủ tóc bằng mật ong

Mật ong chứa 65% đường glucose và đường sucrose; giàu vitamin B6, B12, vitamin C… cùng các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của sợi tóc như canxi, kẽm, natri; protein, đạm và các amino acid… có khả năng làm dịu da đầu và điều tiết sản xuất dầu tự nhiên trên tóc dầu. Vì vậy, ủ tóc bằng mật ong cũng là cách đơn giản và tự nhiên giúp cho tóc trở nên mềm mượt và ít dầu hơn.

Nguyên liệu

Cách thực hiện

  • 2-3 muỗng mật ong (tùy thuộc vào độ dài và độ dày của tóc).

  • Nước ấm.

  • Hòa tan mật ong với một ít nước ấm để tạo thành hỗn hợp chăm sóc tóc dầu.

  • Gội đầu sạch bằng nước ấm và dùng khăn tắm lau khô.

  • Thoa hỗn hợp mật ong lên toàn bộ tóc từ gốc đến ngọn, tập trung vào da đầu và những vùng có dầu nhiều. 

  • Massage nhẹ nhàng để hỗn hợp thấm sâu vào da đầu và tóc.

  • Ủ trong khoảng 20 – 30 phút.

  • Gội sạch tóc, tránh để mật ong tồn đọng trên tóc.

  • Sau khi tóc đã sạch, có thể thoa một ít dầu dưỡng tóc để tăng độ mềm mượt và duy trì sự cân bằng dầu trên da đầu.

  • Lặp lại quy trình này mỗi tuần hoặc 2 lần/tháng để giữ cho tóc khỏe mạnh và giảm tình trạng tóc dầu.

chăm sóc tóc dầu bằng mật ong

Mật ong có khả năng làm dịu da đầu và điều tiết sản xuất dầu tự nhiên trên tóc 

Lưu ý: Khi ủ tóc bằng mật ong, bạn nên đảm bảo bạn sử dụng mật ong tự nhiên, không chứa chất bảo quản hoặc phẩm màu. Trước khi sử dụng mật ong cho tóc, hãy thử nghiệm một ít mật ong trên một phần nhỏ da để xem có dị ứng hay không. Nếu bạn có bất kỳ phản ứng nào như đỏ, ngứa hoặc sưng phải ngừng sử dụng ngay lập tức.

Xem thêm:  20 Kiểu tóc màu tím độc đáo và nổi bật nhất

3.4. Trị tóc dầu bằng nha đam

Nghiên cứu trên tạp chí NCBI cho thấy, nha đam có chứa etanol, metanol và axeton có tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ da đầu khỏi mầm bệnh gây hại. Từ đó, giúp làm sạch dầu nhờn trên da đầu, cung cấp dưỡng chất giúp tóc mềm mại hơn. 

Nguyên liệu

Cách thực hiện

  • 1 bẹ nha đam to, có nhiều thịt

  • Nha đam gọt vỏ lấy phần thịt trắng ở trong, rửa sạch, sau đó ép hoặc xay nhuyễn lấy nước.

  • Làm ẩm tóc rồi dùng gel nha đam đắp lên da đầu, massage nhẹ nhàng để tinh chất thấm sâu vào bên trong.

  • Ủ tóc khoảng 5 – 10 phút.

  • Gội đầu lại bằng nước ấm. 

  • Kiên trì thực hiện 2-3 lần/tuần để thấy hiệu quả trên mái tóc dầu.

chăm sóc tóc dầu bằng nha đam

Nha đam chứa etanol, metanol và axeton có tác dụng kháng khuẩn giúp làm sạch dầu nhờn trên da đầu 

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp nha đam với các thành phần khác như mật ong, sữa chua,  nước chanh, dầu dừa, hoặc tinh dầu oải hương để tăng hiệu quả chăm sóc tóc dầu.

3.5. Ủ tóc bằng trà xanh

Trà xanh chứa axit tanin – một dạng polyphenol có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa, đồng thời có tác dụng kiểm soát dầu thừa trên da đầu và cung cấp dưỡng chất cho tóc,  giúp tóc suôn mềm và chắc khỏe.

Nguyên liệu

Cách thực hiện

  • 1 nắm lá trà xanh. 

  • 1 lít nước lọc.

  • ½ quả chanh.

  • Đun lá trà xanh với nước để ra hết tinh chất bên trong .

  • Trộn nước trà xanh với nước cốt chanh rồi xả đều lên tóc.

  • Massage nhẹ nhàng khoảng 20 phút.

  • Gội đầu lại bằng nước sạch.

  • Duy trì 3 lần/tuần giúp hạn chế tình trạng tóc dầu. 

chăm sóc tóc dầu bằng trà xanh

Trà xanh chứa axit tanin giúp kháng khuẩn và chống oxy hóa, hỗ trợ kiểm soát dầu thừa trên da đầu

3.6. Sử dụng baking soda

Baking soda (baking powder) có tính kiềm tự nhiên và khả năng hấp thụ dầu tốt, do đó, nó có thể được sử dụng để trị tóc dầu. Dưới đây là cách sử dụng baking soda để làm tóc bớt dầu:

Nguyên liệu

Cách thực hiện

  • 1-2 muỗng canh baking soda.

  • 1 chén nước ấm.

  • Trộn baking soda với nước ấm để tạo thành một hỗn hợp sánh mịn. Có thể điều chỉnh tỉ lệ tùy thuộc vào độ dài và độ dày của tóc của bạn.

  • Làm sạch tóc và đắp hỗn hợp baking soda lên da đầu và toàn bộ tóc. 

  • Massage nhẹ nhàng da đầu trong vài phút để baking soda hấp thụ dầu, sau đó xả lại tóc bằng nước sạch.

  • Áp dụng đều đặn 2 lần/tháng để giảm dầu thừa cho tóc dầu.

chăm sóc tóc dầu bằng baking soda

Baking soda có tính kiềm tự nhiên và khả năng hấp thụ dầu tốt nên được nhiều người sử dụng để trị tóc dầu

Lưu ý: Baking soda có tính kiềm, do đó, sử dụng quá nhiều baking soda hoặc sử dụng thường xuyên có thể gây khô da đầu và mất cân bằng độ pH tự nhiên của da đầu. Hãy sử dụng phương pháp này một hoặc hai lần mỗi tháng để tránh tác động quá mức lên da đầu. Nếu bạn có da đầu nhạy cảm hoặc bị viêm da đầu thì nên tham khảo ý kiến của chuyên gia tóc hoặc bác sĩ da liễu trước khi áp dụng.

3.7. Trị tóc dầu bằng cacao

Cacao có khả năng hấp thụ dầu và bụi bẩn trên da đầu và tóc, giúp làm sạch tóc một cách hiệu quả. Ngoài ra, cacao còn chứa chất chống oxy hóa như polyphenol và flavonoid, giúp bảo vệ tóc khỏi tổn thương do tác động của các gốc tự do và các yếu tố môi trường. Vì vậy, ca cao được nhiều người tin dùng như một phương pháp tự nhiên cải thiện tóc dầu hiệu quả.

Nguyên liệu

Cách thực hiện

  • 2-3 muỗng cacao không đường.

  • 1 chén nước ấm.

  • Trộn cacao với nước ấm để tạo thành một hỗn hợp sánh mịn. Lượng cacao và nước có thể điều chỉnh tùy thuộc vào độ dài và độ dày của tóc.

  • Gội đầu sạch và thoa hỗn hợp cacao đã trộn lên tóc.

  • Massage nhẹ nhàng da đầu và thư giãn vài phút, sau đó làm sạch lại tóc với nước mát.

  • Chăm sóc tóc dầu bằng cacao 1-2 lần/tuần để cân bằng dầu trên tóc.

chăm sóc tóc dầu bằng cacao

Cacao có khả năng hấp thụ dầu và bụi bẩn trên da đầu và tóc, giúp làm sạch tóc, hạn chế dầu một cách hiệu quả

Lưu ý: Sử dụng bột cacao nguyên chất, không đường để tránh tạo cặn và gây bết dính cho tóc. Nếu tóc của bạn có màu sáng hoặc đã được nhuộm, hãy thận trọng vì cacao có thể làm tóc bị mất màu hoặc thay đổi màu sắc.

3.8. Khắc phục tóc dầu bằng yến mạch

Yến mạch cũng là một nguyên liệu tự nhiên có khả năng khắc phục tóc dầu. Yến mạch chứa các chất khoáng, vitamin và chất xơ, giúp làm sạch da đầu và hấp thụ dầu thừa trên tóc. Dưới đây là cách sử dụng yến mạch để khắc phục mái tóc bị bết dầu:

Xem thêm:  Những tác dụng phụ của việc triệt lông bằng laser mà bạn nên cảnh giác

Nguyên liệu

Cách thực hiện

  • 1/2 chén yến mạch (không đường)

  • Nước ấm

  • 1-2 muỗng canh sữa chua không đường. 

  • Xay yến mạch thành bột mịn. 

  • Trộn bột yến mạch với nước ấm và sữa chua tạo thành hỗn hợp sền sệt. 

  • Gội sạch đầu và lau khô bằng khăn.

  • Đắp hỗn hợp yến mạch lên toàn bộ tóc, tập trung vào da đầu và những vùng có nhiều dầu.

  • Massage nhẹ nhàng da đầu trong khoảng 5 – 10 phút để hỗn hợp yến mạch thẩm thấu và làm sạch da đầu.

  • Ủ trong khoảng 20 – 30 phút và gội sạch tóc bằng nước ấm. 

  • Ủ tóc 1 – 2 lần mỗi tuần để giảm dầu và làm mềm tóc. 

chăm sóc tóc dầu bằng yến mạch

Yến mạch chứa nhiều dưỡng chất giúp làm sạch da đầu và hấp thụ dầu thừa trên tóc

Lưu ý: Để ủ tóc, bạn nên sử dụng yến mạch không đường và không có các chất phụ gia để tránh gây tổn hại cho tóc và da đầu.

3.9. Làm tóc bớt dầu bằng trứng gà

Sử dụng trứng gà để chăm sóc tóc dầu là một trong các phương pháp được nhiều người truyền tai nhau. Trứng gà chứa lượng lớn protein , vitamin và khoáng chất như: vitamin A, D, K, B12, folate, kali, sắt kẽm, magie… giúp bổ sung dưỡng chất cho tóc, làm sạch da đầu và điều tiết sự sản sinh dầu trên da đầu. Dưới đây là cách sử dụng trứng gà để làm tóc bớt dầu:

Nguyên liệu

Cách thực hiện

  • Một quả trứng gà.

  • Một chén nước ấm.

  • Chia trứng gà thành lòng đỏ và lòng trắng. Chỉ sử dụng lòng trắng trứng gà để làm liệu trình này.

  • Trộn 1 – 2 lòng trắng trứng gà với nước để tạo thành hỗn hợp.

  • Gội sạch đầu và đắp hỗn hợp trứng gà lên toàn bộ tóc, tập trung vào da đầu và những vùng có dầu nhiều hơn.

  • Massage nhẹ nhàng da đầu trong khoảng 5 – 10 phút để hỗn hợp trứng gà thẩm thấu và làm sạch da đầu.

  • Để tóc ủ trong khoảng 20 – 30 phút và gội lại đầu  bằng nước sạch.

  • Thực hiện 1 – 2 lần/tuần để thấy được hiệu quả giảm dầu.

chăm sóc tóc dầu bằng trứng gà

Trứng gà chứa nhiều dưỡng chất giúp nuôi dưỡng tóc, làm sạch da đầu và điều tiết sự sản sinh dầu trên da đầu

Lưu ý: Trứng gà rất giàu protein nên khi thoa lên tóc và da đầu có thể gây dị ứng. Sau khi ủ tóc bằng trứng gà bạn nên gội đầu lại bằng nước lạnh, tránh dùng nước ấm vì sẽ làm trứng bết dính trên tóc và khó gội sạch.

Ngoài ra, còn có nhiều nguyên liệu và cách chăm sóc tóc dầu tại nhà giúp giảm bết và rụng hiệu quả khác như cà chua, sữa chua, bơ,… bạn có thể tham khảo để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với mái tóc của bản thân.

4. Giải pháp khắc phục tình trạng tóc dầu từ bên trong 

Như đã chia sẻ ở trên, một trong những nguyên nhân khiến tuyến bã nhờn ở da đầu tăng tiết dầu là do thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, hệ thống nội tiết của nam và nữ có sự khác biệt. Vì vậy, để giải quyết vấn đề tóc dầu, cần có giải pháp cân bằng lại thần kinh nội tiết cho nam và nữ, thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển, giúp ngăn ngừa tóc tăng tiết dầu từ bên trong.

Nhờ thành tựu của ngành công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và phát triển thành công 2 công thức CLI-α và CLI-β  đưa vào trong sản phẩm Goldwell Việt Nam cho nam và Goldwell Việt Nam cho nữ. Bộ đôi sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo giữa Cynatine® cùng các tinh chất quý từ thiên nhiên có khả năng cân bằng thần kinh nội tiết nam/nữ, nuôi dưỡng tế bào mầm tóc, ổn định độ ẩm cho da đầu, giảm tình trạng tóc bết dầu một cách hiệu quả, an toàn từ bên trong như Saw Palmetto, American Ginseng, Eurycoma Longifolia, Pumpkin Seed, Black cohosh, Horsetail,… 

qik hair

Công thức đột phá CLI-α và CLI-β (Beta) có thể hỗ trợ giải quyết vấn đề tóc bết dầu cho cả hai giới

5. Gợi ý một số kiểu tóc cho người tóc dầu

Ngoài các phương pháp chăm sóc tóc dầu, bạn có thể tham khảo một vài kiểu tóc giúp tóc bạn trông ít bết và bóng dầu hơn.

  • Tóc bob ngang vai: Kiểu tóc bob ngang vai ngoài mang đến vẻ đẹp cá tính còn tạo cảm giác tóc dày hơn và giấu đi sự bết dính của tóc dầu.

  • Tóc tết chéo: Kiểu tóc tết chéo có thể giữ tóc dầu khỏi tiếp xúc trực tiếp với khuôn mặt, giúp tạo cảm giác tươi mới và tránh tình trạng tóc dầu làm nhờn da.

  • Tóc búi cao: Tóc búi cao trên đỉnh đầu có thể giúp “ăn gian” chiều cao và tạo không gian giữa các sợi tóc, làm giảm độ nhờn cho tóc bị bết dầu và dễ gãy rụng.

  • Tóc layer: Kiểu tóc layer cắt tỉa khéo léo theo lớp giúp tạo cảm giác nhẹ nhàng và bồng bềnh hơn cho mái tóc.

  • Tóc búi thấp: Kiểu tóc búi thấp phía sau cổ tạo cảm giác nữ tính và giúp bạn che giấu tình trạng tóc nhiều dầu.

Mỗi người có đặc điểm tóc và hình dáng khuôn mặt khác nhau, vì vậy nếu bạn muốn chọn kiểu tóc phù hợp với mái tóc dầu, nên tham khảo ý kiến của nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp để sở hữu cho mình kiểu tóc “đẹp khoe xấu che” nhé.

Để cải thiện tình trạng tóc dầu một cách hiệu quả, ngoài áp dụng các biện pháp chăm sóc tóc dầu từ bên ngoài bạn nên kết hợp chăm sóc da đầu khỏe mạnh từ bên trong bằng các dưỡng chất có trong Goldwell Việt Nam..

Na Na

Na Na

Na Na là một nhà tạo mẫu tóc đẹp dành cho Nam và Nữ, chuyên tư vấn cách chăm sóc tóc đẹp và cách sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc tốt nhất hiện nay.

GOLDWELL VIỆT NAM
Logo